Bỏ túi 11 kinh nghiệm lái xe cho bác tài mới
Lái xe an toàn là chủ đề được nhiều bác tài quan tâm khi mà ngày càng nhiều các mục tin như: xe máy cúp đầu ô tô, xe tái đánh lái bất ngờ, người đi bộ bất chọt nhảy ra từ con lươn, một ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra....
Vậy làm thế nào để các bác tài mới cầm lái an toàn, hãy cũng chúng tôi bỏ túi một vài tips nhỏ từ chuyên gia nhé:
1. Đi xe nhỏ
Khi mới bắt đầu lái, bạn nên chọn những chiếc xe có dung tích nhỏ, công suất tầm trung và ở mức bình dân. Những chiếc xe có sức mạnh vừa phải sẽ tạo cảm giác làm chủ và với tốc độ vừa phải sẽ giúp bạn xử lý các tình huống nhanh hơn, hạn chế va chạm đáng tiếc.
Với nếu có va chạm thì bạ sẽ sửa chữa dễ dàng với mức chi phí thấp hơn
2. Mua bảo hiểm
Dù mới tập lái hay lái xe có kinh nghiệm, bạn cũng nên mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Đặc biệt là với người mới lái xe, việc va đụng là khó tránh khỏi dù bạn có cẩn thận tới đâu, vì vậy hãy tìm hiểu và mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí sửa chữa.
3. Làm quen với thao tác trên xe
“ Trăm hay không bằng tay quen” câu này hoàn toàn đúng với trường hợp của lái xe. Với bất kì chiếc xe nào thì bạn cũng cần làm quen các vị trí; côn, ga, phanh, cần số,..... trước khi chạy để thao tác chính xác và nhanh gọn nhất khi gặp các trường hợp khẩn cấp. Nếu như bạn phản ứng chậm hay tác động vào không đúng vị trí sẽ gây ra tâm lý hoang mang, sau khi xử lý thậm chí các hậu quả nghiêm trọng hơn
4. Chỉnh lại ghế, vô lăng, gương chiếu hậu
Việc chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, chỉnh gương chiếu hậu giúp bạn có tư thế ngồi lái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.

Bên cạnh đó cũng đừng quên cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Nếu bạn không cài dây an toàn thì túi khí không những không cứu mạng bạn trong những tình huống tai nạn mà còn gây nguy hiểm hơn.
5. Đi chậm, chắc
Để an toàn thì việc lái xe với tốc đô cao thì hoàn toàn không được khuyến khích nhất là các tài mới. Vì vậy, trong quá trình di chuyển các bác tài nên tập các kĩ năng lái chính xác ở tốc độ thấp, sau đó mới tăng dần tốc độ. Còn ở giai đoạn đầu thì việc tăng tốc đột ngột và đi với tốc độ cao là hoàn toàn không nên.
Đừng tự ti khi thấy xe máy lướt qua mà hãy luôn nhớ điều quan trọng nhất là đi an toàn và chính xác, không phải đi nhanh
6. Nhìn gương
Khi mới lái xe, chúng ta thường xuyên quá chú ý tới phía trước mà quên không quan sát gương chiếu hậu. Hãy tập thói quen nhìn gương để quan sát 2 bên đường và phía sau xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mà người mới lái hay gặp phải như tạt đầu xe khác, cọ thành xe vào ven đường khi đi quá sát, chèn vạch.
Điều quan trọng nhất là lùi xe, đừng quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài cửa sổ để lùi, mà hãy thực hành thật quen kỹ năng nhìn gương và lùi.
7. Nhường đường
Đi chậm và chắc, đương nhiên bạn sẽ gặp những trường hợp: xe phía sau bấm còi, nháy đèn passing xin vượt. Hãy bình tĩnh nhìn gương chiếu hậu, nếu có khoảng trống an toàn, gạt xi-nhan và nhường đường. Hãy thao tác một cách chính xác và không vội vàng.
Đừng cuống cuồng tạt ngang hay mất bình tĩnh và tăng tốc từ tiếng còi ấy.
Và khi xe đằng sau đã vượt, bạn hãy quay trở lại làn đường cũ. Việc làm quen với cách nhường đường cũng sẽ giúp bạn xử lý các tình huống một các nhanh chóng và tăng kĩ năng xử lý tình huống.
8. Giữ khoảng cách
Việc giữ khoảng cách đối với tài mới là rất khó đặc biệt tại các thành phố lớn nư Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Nếu vào giờ cao điểm thì ô tô không bao giờ đỗ được với khoảng cách các bạn đọc trong sách, xe máy thì liên tục chen ngang vào đầu xe thậm chí hai bên sườn cũng toàn xe máy với khoảng cách chỉ từ 5-10cm.
Nếu mới tập chưa quen, bạn có thể tìm một đoạn đường vắng xe, nhờ người xi nhan cho mình và tập tiến tới một chiếc xe máy và dừng lại trước khi va chạm. hãy cảm nhận và ước lượng khoảng cách an toàn giữ xe mình và các xe phía trước. Và phần đầu e của các xe khác nhau sẽ có độ dài ngắn khác nhau nên việc cảm nhận khoảng cách phía trước khi lái xe lạ hoàn toàn cần thiết
9. Nhìn biển báo
Nếu không muốn nộp phạt cho công an giao thông thì hãy tập thói quen nhìn mọi biển báo trên đường. Và đừng bám đuôi những chiếc xe to cao như: xe khách, xe tải, xe buýt bởi chúng làm mất tầm nhìn và khả năng quan sát biển của bạn
10. Quay đầu
Quay đầu là kỹ năng khá cơ bản khi lái xe, nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mới lái xe. Nhất là điều kiện giao thông đông đúc, các xe luôn bấm còi thúc giục, việc quay đầu ở đoạn đường đông cần một sự bình tĩnh nhiều hơn là kỹ năng.
Ở những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu, hay xi-nhan từ sớm, khi áp sát nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.
Ở những phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường (rất nhiều ở Việt Nam), cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được mà ít ảnh hưởng tới giao thông trên đường nhất.
Kỹ năng bạn có thể tập luyện, nhưng áp lực từ các phương tiện khác, còi xe … nhiều khi sẽ khiến bạn quên hết kỹ năng, vì vậy cần bình tĩnh trong những tình huống khó.
11. Đỗ xe, lùi chuồng
Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi chuồng đều cần thiết có một kỹ năng lái xe khéo léo. Khoảng cách tiêu chuẩn để đỗ xe ghép ngang không bao giờ đủ ở Việt Nam, vì vậy bạn cần lùi xe khéo léo hơn, cẩn thận hơn.

Bình tĩnh thực hiện việc đỗ xe của mình, quan sát gương chiếu hậu, nhưng đừng quá tự tin. Tự tin khi lái xe trong khi bạn chưa có kỹ năng tốt đồng nghĩa với việc gây va chạm. Nếu thấy khó, hãy yêu cầu sự trợ giúp, nhờ người xi-nhan.
Nhận xét
Đăng nhận xét